Bữa ăn bán trú của học sinh Việt ở nước ngoài

Cho con học tại Maria - trường tư thục có chứng nhận đạt chuẩn ở thành phố Suzaka, tỉnh Nagano, chị Phan Phương Thúy (28 tuổi, quê Phú Thọ) rất yên tâm khi để con ăn bán trú ở trường.

Con trai chị ăn ba bữa mỗi ngày, trong đó bữa chính lúc 12h, hai bữa phụ lúc 9h30 và 15h. Chi phí ăn tính chung vào học phí hàng tháng. "Ở đây, học phí của các bé khác nhau, tùy theo thu nhập của bố mẹ. Nhà mình nộp trung bình 3 triệu đồng mỗi tháng, bao gồm tiền ăn", chị Thúy cho biết.

Về đồ ăn, các món đều được chế biến tại bếp của trường và mỗi bữa đều được tính toán để trẻ hấp thụ lượng calo phù hợp với độ tuổi. Thực đơn được thông tin đến phụ huynh từ đầu tháng. Ví dụ bữa trưa 27/9, bé ăn cơm cùng thịt bò xào, canh miso, rau cải Nhật, sữa chua, và một cốc nước lúa mạch. Hình ảnh các suất ăn chính được cập nhật lên website hàng ngày giúp phụ huynh dễ dàng theo dõi.

Với các bữa ăn khác trong tuần, theo quan sát, chị Thúy thấy trường hay cho con ăn cá, canh miso, rau họ cải và rong biển cũng như cho trẻ uống sữa đều đặn. Trong đó, canh miso rất giàu dinh dưỡng, được chế biến từ hạt đậu, có gia vị làm từ cá gọi là Dashi.

Chị Thúy kể phụ huynh đều cho con ăn trưa tại trường. Có những buổi bố mẹ tham gia lớp học cùng con sẽ ăn trưa cùng, nhìn suất ăn có vẻ ít nhưng thực tế đều được tính toán. Có lần, lên xem con ăn bữa phụ, thấy đúng hai miếng khoai lang bằng ngón tay, chị Thúy giật mình nhưng không phải lo lắng khi biết mọi thứ đều trong tính toán nhằm đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

"Cách tính lượng calo phù hợp với trẻ giúp Nhật Bản có tỷ lệ trẻ béo phì thấp nhất thế giới. Các bạn người Nhật không to nhưng rất chắc và thể lực tốt. Bé nhà mình mới ở đây được hơn một năm, thể lực kém hơn hẳn bạn bè bản xứ", chị Thúy nói.

Một điều đặc biệt chị Thúy rất thích là thầy cô ở trường luôn giáo dục con không được bỏ thừa đồ ăn. Vì vậy, trẻ luôn cố gắng ăn hết trong khi hôm nào ốm ở nhà có thể mè nheo không ăn. Con trai chị cũng rất thích ăn đồ ăn ở trường.

Hình ảnh suất ăn trưa ngày 27/9 của học sinh trường Maria được công khai trên website. Ảnh: Mariakids

Hình ảnh suất ăn trưa 27/9 của học sinh trường Maria được công khai trên website. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Con gái đang học THCS, hai con trai học tiểu học và mầm non công lập tại quận Malinovsky, thành phố Odessa ( Ukraine ), chị Thu Thủy quê Vĩnh Phúc không phải lo nhiều về bữa ăn hàng ngày cho các con.

Với con gái học THCS, nhà trường nấu và bán đồ ăn ở căng tin trường. Con tự xuống chọn món và trả tiền. Đồ ăn mỗi ngày đa dạng lại được tự chọn nên chị Thủy yên tâm con không bị nhàm chán.

Con trai thứ hai đang học lớp 2 ăn hai bữa ở trường. Trong đó, bữa sáng sẽ ăn ở căng tin, nơi phục vụ một số món như bánh mì kẹp, bánh mì bơ hay bánh ngọt. Chi phí là 12-15 Hryvnia Ukraine (khoảng 12.000-15.000 đồng). Các con đem theo tiền rồi chọn bánh mình thích và thanh toán trực tiếp.

Buổi trưa, con được ăn theo từng lớp, thậm chí cùng cả giáo viên ở nhà ăn của trường với nhiều món như súp, thịt viên hấp hoặc rán, salad, nước hoa quả... Thực đơn thay đổi theo ngày, chi phí mỗi tháng cho bữa ăn chính là 350 Hryvnia (khoảng 340.000 đồng), khá thấp do một phần được nhà nước hỗ trợ.

Với đứa nhỏ học mẫu giáo, nhà trường phục vụ bốn bữa. Bữa sáng lúc 8h20, trưa lúc 12h30, bữa phụ lúc 15h sau khi ngủ dậy và bữa tối lúc 17h. Chi phí cho cả tháng là 500 Hryvnia (hơn 480.000 đồng). Nếu nghỉ ngày nào lớp sẽ trừ tiền ăn ngày đó. Thực đơn bữa ăn hàng ngày được dán ở bên ngoài cửa lớp.

Chị Thủy không lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm bởi "thịt mua ngoài chợ cũng có đóng dấu kiểm dịch". Hơn nữa, với trường mẫu giáo, nhà trường còn không cho phép bố mẹ cho trẻ mang bất cứ đồ ăn, đồ uống nào vào trường nhằm đảm bảo an toàn.

"Nhiều buổi đón con vô tình vào đúng giờ ăn bữa tối, tôi thấy phòng ăn gọn gàng, sạch sẽ. Các con về nhà chia sẻ thích ăn đồ ở trường và thích đến trường học. Điều đó khiến tôi rất mừng", chị Thủy nói.

Tại Berlin ( Đức ), chị Nguyễn Thị Thanh Hà vừa đăng ký cho con gái 20 tháng tuổi học và ăn bán trú ở một nhà trẻ gần nhà. Dù chưa vào học, chị đã được chia sẻ đầy đủ thông tin liên quan đến bữa ăn ở trường của con, từ thời gian công khai thực đơn mỗi tuần đến nơi mua thực phẩm.

Theo đó, trường học có nhà ăn và người nấu riêng, thực đơn được lên theo tuần, chủ nhật tuần này sẽ thông báo đến phụ huynh thực đơn của tuần sau. Thực phẩm đặt ở siêu thị, người ta mang đến mỗi sáng để chuẩn bị nấu bữa trưa. "Thực phẩm ở đây đều rõ nguồn gốc. Đồ ăn đa dạng, nhưng trẻ chủ yếu thích thịt bò và khoai tây", chị Hà nói.

Ngoài ra, bố mẹ có thể chuẩn bị thêm đồ ăn cho con. Chị Hà đã lên kế hoạch mang thêm một hộp đồ ăn gồm bánh, trái cây hoặc sữa chua để bé ăn vào dịch thuật chuyên nghiệp kiên giang bữa xế chiều khi ngủ dậy. Do được nhà nước miễn học phí, chị Hà không mất chi phí bữa ăn bán trú của con. Mỗi tháng, chị chỉ cần trả 23 euro (khoảng 600.000 đồng) cho các dịch vụ khác tại trường.

"Nhìn chung phụ huynh bên này cho trẻ đi học là giao hết cho nhà trường, chỉ cần đưa con đến và đón con về. Mọi vấn đề xảy ra trong khoảng thời gian trẻ ở lớp thì nhà trường phải chịu trách nhiệm", chị Hà kể.

Hoàng Anh Chi, học lớp 10 tại một trường nội trú của Mỹ , chưa bao giờ thấy chán khi bữa nào, ngày nào cũng chỉ ăn trong trường bởi đồ ăn đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi. Chi lấy ví dụ bữa sáng em có thể ăn trứng, bánh kếp, bánh muffin, ngũ cốc hay bánh bagel (loại bánh tròn đã được luộc qua, rất phổ biến ở Mỹ) ăn kèm với bơ đậu phộng và mứt.

Các món tự chọn trong bữa sáng tại trường nội trú của Anh Chi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Các món tự chọn trong bữa sáng tại trường nội trú của Anh Chi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bữa trưa và tối thực đơn đa dạng hơn. Có hôm nhà trường nấu đồ Italy (mì pasta sốt kem hoặc sốt cà chua, bánh mì que, kem), hôm khác sẽ có đồ Mexico (bánh taco, bò xào, ngô, đậu đen, bơ trộn, sốt salsa). Cũng có hôm Chi được ăn đồ châu Á gồm cơm, gà xào chua ngọt và đậu hũ. Nếu muốn ăn salad, học sinh có thể tự lấy rau củ ở quầy, ăn kèm súp của trường nấu. Ngoài bữa ăn chính, nếu cảm thấy đói, các em có thể lấy hoa quả miễn phí tại căng tin khi giải lao.

Đặc biệt, vào cuối tuần, học sinh có thể trực tiếp nấu ăn cho mình và bạn bè bằng việc sử dụng nguyên liệu tại bếp của trường. Những ngày lễ, tết, trường của Chi sẽ nấu một số món đặc trưng cho học sinh. Nữ sinh cảm thấy thích bữa tối trước ngày lễ Tạ ơn nhất vì được thử món gà tây nướng với ruột bánh mì, ăn cùng rau thơm, nước sốt và các loại bánh tráng miệng.

"Em rất thích những bữa ăn ở trường của em", Chi nói.

Dương Tâm - Thanh Hằng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Văn phòng công ty dịch thuật uy tín tại Quảng Nam

Văn phòng công ty dịch thuật uy tín tại Quảng Ninh

Quân đội sẵn sàng tham gia điều trị bệnh nhân nCoV